Trong mỹ phẩm các cô nàng thường sẽ hay để ý đến các hoạt chất được nhắc đến nhiều như Niacinamide, Vitamin C, Retinol, nhưng lại bỏ quên đi người anh hùng thầm lặng là Zinc. Zinc hay còn gọi là kẽm thường được đi kèm với các actives chính trong skincare để tăng hiệu quả dưỡng da lên gấp 2, gấp 3 hoặc nhiều hơn nữa. Hôm nay mình sẽ cùng bạn khám phá tất tần tật xem Zinc là gì? Zinc có tác dụng gì? Và những lưu ý cần phải nằm lòng khi dùng Zinc nhé!
- Zinc là gì?
- Các dạng Zinc phổ biến hiện nay
- Zinc có tác dụng gì?
- Dùng Zinc sai cách có những tác dụng phụ gì?
- Cách dùng Zinc đúng cách và hiệu quả
- Nên dùng Zinc ở bước nào trong chu trình skincare
- NÊN kết hợp Zinc với thành phần nào?
- Cách kết hợp Zinc và Niacinamide
- Cách kết hợp Zinc và Azelaic Acid
- Cách kết hợp Zinc và AHA/BHA
- Cách kết hợp Zinc và Panthenol
- Cách kết hợp Zinc và Hyaluronic Acid
- KHÔNG NÊN kết hợp Zinc với các thành phần nào?
- Những lưu ý và thắc mắc khi sử dụng Zinc
- Thời gian tốt nhất để uống kẽm?
- Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu kẽm?
- Dùng Zinc bị kích ứng phải làm sao?
- Lời kết
- Bảng phân tích dựa trên các thành phần
- Bảng chi tiết các thành phần
Zinc là gì?
Zinc là một thuật ngữ tiếng anh dùng để chỉ kẽm – một khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự phát triển và hoạt động sống của cơ thể con người và sinh vật, đặc biệt, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Thiếu Zinc sẽ gây ra một số bệnh ở trẻ em như nhiễm trùng, tiêu chảy, chậm phát triển sinh dục,… Mặc khác, thiếu Zinc còn hạn chế hoạt động của các enzym có liên kết với Zinc, ngoài ra còn có thể làm rụng tóc, loét miệng,…
Biết được tầm quan trọng của khoáng chất này, rất nhiều người đã cố gắng bổ sung Zinc cho cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau, tuy nhiên, việc bổ sung kẽm quá đà cũng gây ra một số tác hại nghiêm trọng. Ngày nay, khi Zinc được biết đến nhiều hơn với những công dụng có lợi trên da, nó đã được ứng dụng rất phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp và được nhiều người lựa chọn sử dụng.
Các dạng Zinc phổ biến hiện nay
Zinc có 5 dạng phổ biến trên thị trường với nhiều dẫn xuất khác nhau, có mặt trong nhiều sản phẩm từ dầu gội đầu, mỹ phẩm, kem đánh răng hay các dược liệu bôi ngoài da.
- Zinc Gluconate: là kẽm gluconat, một dạng thường thấy trong viên uống bổ sung.
- Zinc Lactat: có trong kem đánh răng dùng để chống hôi miệng.
- Zinc Pyrithion: trong dầu gội đầu giúp trị gàu.
- Zinc Chloride: là một chất khử mùi.
- Zinc Oxide (ZnO): xuất hiện nhiều trong kem chống nắng, dưới dạng bột màu trắng.
- Zinc PCA : là hợp chất được tạo thành bởi kẽm Zinc và L-PCA. Trong mỹ phẩm, Zinc PCA thường có trong công thức của các sản phẩm dưỡng ẩm, trị mụn trứng cá với vai trò giúp kiểm soát nhờn, kháng viêm, hỗ trợ điều trị mụn.
- Zinc Ricinoleate : là muối kẽm của Axit Ricinoleic, một loại axit béo chính có trong dầu castor. Nó được sử dụng trong nhiều chất khử mùi.
Zinc có tác dụng gì?
Điều trị và ngăn ngừa mụn
Công dụng điều trị và ngừa mụn của Zinc được biết đến vô cùng rộng rãi và được nhiều người tin tưởng sử dụng, Zinc được dùng để trị mụn thường là Kẽm oxide hay Kẽm Pyrithion.
Khi có tình trạng bít tắc lỗ chân lông do có quá nhiều dầu nhờn và bụi bẩn tích tụ, một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển được tạo ra và gây ra phản ứng viêm hình thành, từ đó mụn xuất hiện. Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, Zinc giúp hạn chế tình trạng mụn viêm trên da như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt, mụn mủ, đồng thời, các phản ứng mẩm đỏ, ngứa rát cũng được cải thiện và giải quyết hiệu quả.
Điều trị da sẹo
Sẹo là một vùng da sậm màu để lại sau khi vết thương trên da lành đi, sẹo không chỉ làm màu da loang lỗ không đều màu mà còn làm mất thẫm mỹ, khiến chúng ta tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Kẽm làm tăng cường hệ thống miễn dịch, kích thích sản sinh tế bào mới và tái cấu trúc vùng da bị tổn thương, từ đó giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và đồng thời góp phần điều trị sẹo, mang lại một làn da căng mịn và khỏe đẹp hơn.
Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời từ lâu đã được biết đến là có tác dụng rất độc hại cho làn da, không chỉ làm da bị nóng, bỏng rát khi tiếp xúc mà còn làm da bị tối màu do tăng tổng hợp hắc tố. Không chỉ vậy, các tia UV có trong ánh nắng lâu ngày khiến da bị lão hóa nhanh chóng và có khả năng bị ung thư da.
Kẽm được bổ sung vào nhiều sản phẩm kem chống nắng vật lý do có khả năng bảo vệ da khỏi ánh nắng. Nhờ tác dụng tăng sức đề kháng cho da, bảo vệ hệ miễn dịch, kẽm được biết đến như một tấm khiên vô hình trên bề mặt, bảo vệ làn da của bạn khỏi sự tấn công từ tia UV có hại từ ánh nắng mặt trời.
Ngăn ngừa lão hoá da
Theo thời gian, các mô liên kết của da bắt đầu trở nên lỏng lẻo dần do tuổi tác cũng như do các tác động có hại từ môi trường bên ngoài như khói bụi, vi sinh vật gây bệnh,… làm da mất đi độ đàn hồi, xuất hiện các nếp nhăn da và mất đi vẻ căng bóng vốn có.
Zinc giúp tăng sinh và tái tạo Collagen ( một chất có vai trò quan trọng cho sự đàn hồi của da), hạn chế sự hình thành các gốc tự do gây hại, từ đó, kẽm giúp ngăn chặn sự hình thành các nếp nhăn trên da, giúp chống lão hóa da,mang lại một làn da tươi trẻ và căng bóng.
Dùng Zinc sai cách có những tác dụng phụ gì?
- Đối với đường uống: Khi sử dụng kẽm quá liều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, giảm khả năng miễn dịch, giảm hấp thu đồng, giảm HDL, gây nhiễm trùng và hình thành sỏi thận, xuất hiện triệu chứng như: sốt, nhứt đầu, mệt mỏi,…
- Đối với đường bôi ngoài da: Zinc thường có mặt trong các loại mỹ phẩm bôi thoa lên da nên có thể gây nên một số kích ứng không mong muốn như: mẩn đỏ, ngứa, châm chích, nổi sẩn và sưng nề,… Vì thế hãy tham khảo cách dùng Zinc đúng cách và khoa học ngay bên dưới đây nhé!
Cách dùng Zinc đúng cách và hiệu quả
Bổ sung qua thực phẩm
Các loại thực phẩm giàu kẽm quen thuộc với nhiều người bao gồm:
- Thịt là nguồn cung cấp Zinc dồi dào, khi xuất hiện trong hết tất cả các loại thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà… Với 100 gam thịt bò có khoảng 4,8mg kẽm.
- Trong các loại hải sản có vỏ như nghêu, sò, ốc, hàu,.. chứa một hàm lượng Zinc rất cao. Điển hình, trong 6 con hàu có thể chứa tận 32 mg.
- Các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn bổ sung Zinc rất tốt, đặc biệt thích hợp cho những bạn không thích ăn thịt, thường xuyên ăn chay có thể chọn loại thực phẩm này.
- Sữa, các chế phẩm từ sữa và các loại socola đen cũng có hàm lượng kẽm cần thiết để bổ sung vào cơ thể. Ngoài ra trứng là nguồn nguyên liệu rẻ và dễ kiếm nhưng hàm lượng Zinc cũng dồi dào không kém.
Bổ sung qua viên uống có chứa Zinc
Đối tượng cần bổ sung kẽm đường uống: chán ăn, đang mệt mỏi và suy giảm miễn dịch, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, kém hấp thu chất dinh dưỡng, người ăn chay, người nghiện rượu,…
Các dạng viên uống hay ống kẽm uống thường chứa các dạng muối kẽm như: Zinc gluconate, Zinc acetat, Zinc sulfate, trong đó Zinc gluconete là dạng phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. Lượng Zinc bổ sung vào cơ thể ít nhiều tùy thuộc vào lứa tuổi, vì vậy, tốt nhất bạn nên tim hiểu cẩn thận liều dùng trước khi bổ sung Zinc nhé.
Dùng mỹ phẩm bôi ngoài da
Các sản phẩm dùng ngoài da chứa Zinc như: Kem chống nắng vì Zinc thường có trong các sản phẩm kem chống nắng vật lý. Hoặc các loại kem bôi trị mụn thích hợp cho các loại mụn trứng cá nhẹ. Bạn hoàn toàn có thể dùng sản phẩm chứa Zinc bôi ngoài da để chữa trị. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Zinc không có hiệu quả cho các loại mụn bọc và mụn nang.
Nên dùng Zinc ở bước nào trong chu trình skincare
Zinc có mặt trong hầu hết các bước dưỡng da từ cơ bản đến nâng cao, trong các sản phẩm làm sạch như tẩy trang và sữa rửa mặt. Hay là các loại serum (tinh chất đặc trị), kem dưỡng, kem chống nắng. Vì thế các nàng cứ yên tâm dùng Zinc đơn giản như các bước dưỡng da, sau cho phù hợp nhất là được nè. Ngoài ra Zinc còn kết hợp được nhiều hoạt chất khác nhau như: Niacinamide, Azelaic Acid, AHA/BHA,… lúc này đây sẽ cần đòi hỏi một ít kiến thức layers sau cho phù hợp nhé. Yên tâm mình sẽ hướng dẫn bạn ngay thôi.
NÊN kết hợp Zinc với thành phần nào?
Cách kết hợp Zinc và Niacinamide
Niacinamide (vitamin B3) được biết đến như môt hoạt chất giúp làm giảm những vết sậm màu trên da như tàn nhang, mụn thâm vô cùng hiệu quả, đồng thời nó còn giúp làm sáng , giảm mụn và chống lão hóa da. Trong khi đó, Zinc lại có hiệu quả kháng viêm, điều tiết bã nhờn, giúp giảm mụn cũng như hạn chế sự xuất hiện của sẹo, giúp vết thương mau lành hơn.
Vì vậy có rất nhiều sản phẩm có kết hợp hai hoạt chất này với nhau, từ đó, công dụng làm dịu các nốt mụn viêm đỏ, điêu tiết dầu thừa, trắng da và ngăn lão hóa được nhân lên gấp nhiều lần, vì vậy, bộ đôi này được rất nhiều chị em lựa chọn và tin dùng đễ có được một vẻ ngoài rạng rỡ hơn.
Bạn nên dùng sản phẩm có chứa Niacinamide trước, sau đó dùng Zinc apply sau, để tăng khả năng khóa ẩm. Đôi khi Zinc sẽ được dùng chung công thức chứa Niacinamide, lúc này bạn chỉ việc thoa theo hướng dẫn của nhà sản xuất là được nhé. Với những bạn có ít mụn, sợ kiềm dầu quá mức bởi combo này, có thể cân nhắc dùng Zinc chấm đều lên vùng da có mụn, dễ đổ dầu như vùng chữ T.
Cách kết hợp Zinc và Azelaic Acid
Azelaic Acid và Zinc đều có tác dụng hiệu quả trong việc làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm mụn cũng như làm mờ các vết thâm do mụn để lại, đồng thời còn giúp đánh bay các đốm nâu hay tàn nhang trên da và làm da trắng sáng hơn. Khi kết hợp chung với nhau, bộ đôi này bổ trợ lẫn nhau, giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mụn viêm cũng như mang lại cho bạn một làn da tràn đầy sức sống.
Thông thường hai hoạt chất này sẽ cân nhắc dùng trước hay sau phụ thuộc vào texture của sản phẩm. Ví dụ bạn dùng Zinc có kết cấu lỏng thì nên dùng trước, và apply Azelaic Acid sau 5 đến 10 phút. Hoặc có thể dùng cách ngày, một ngày dùng Zinc một ngày dùng Azelaic Acid cũng rất ổn nhé.
Cách kết hợp Zinc và AHA/BHA
AHA/BHA là những chất được dùng để tẩy tế bào chết cho da, loại bỏ lớp sừng bề mặt giúp da có thế thấm hút được chất dưỡng tỏng các sản phẩm đưỡng da tốt hơn, đồng thời còn giúp bộc lộ được những tế bào da mới sáng màu, giúp da mặt thêm căng bóng và đều màu hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng AHA/BHA, da rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy, bạn cần phải sử dụng kem chống nắng cũng như các sản phẩm phục hồi da khác để bảo vệ làn da của mình. Đây là lúc công dụng bảo vệ của Zinc được lên ngôi, tạo một tấm chắn vô hình bảo vệ làn da trước những tác động có hại từ tia cực tím trong ánh nắng.
Nên thoa các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học trước khi thoa Azelaic Acid trước 5 đến 10 phút sau bước làm sạch da. Hoặc bạn có thể dùng Zinc vào buổi sáng, AHA/BHA vào buổi tối để tránh bắt nắng, cũng dịu nhẹ hơn với các cô nàng có làn da nhạy cảm, đỏng đảnh.
Cách kết hợp Zinc và Panthenol
Panthenol hay Vitamin B5 là một hoạt chất có nguồn gốc hữu cơ, cũng như Zinc, Panthenol có công dụng giảm việm dịu da và giúp nhanh lành vết thương, tạo hàng rào bảo vệ cho da. Tuy nhiên, Panthenol lại được nhắc đến nhiều hơn bởi công dụng cung cấp độ ẩm, sử dụng như một chất dưỡng ẩm và làm mềm trong nhiều sản phẩm skincare hiện nay.
Là hai thành phần giúp dưỡng da, bảo vệ da cũng như tái tạo tế bào hiệu quả, sự kết hợp giữa Zinc và Panthenol chắc chắn là một sự lựa chọn không thể bỏ qua, giúp mang lại một làn da khỏe khoắn, góp phần khiến nàng tự tin hơn với vẻ ngoài của mình. Dùng Zinc với Panthenol rất đơn giản, bạn nên thoa Panthenol vào buổi sáng, Zinc vào buổi tối. Hoặc có thể dùng chung trong routine skincare, cân nhắc sản phẩm lỏng thoa trước, đặc thoa sau.
Cách kết hợp Zinc và Hyaluronic Acid
Là một gương mặt vàng trong làng dưỡng ẩm, Hyaluronic Acid nhận được rất nhiều sự yêu mến từ hầu hết các tín đồ mê skincare. Do có khả năng hút ẩm từ không khí và ngậm nước rất tốt, thành phần này giúp duy trì độ ẩm cho da, giúp da trở nên mềm mịn và căng mướt.
Đồng thời, Hyaluronic Acid còn giúp da đàn hồi hơn cũng như ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa xuất hiện trên da. Khi Zinc và Hyaluronic Acid kết hợp cùng nhau, chúng mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho làn da mà không hề có bất kỳ tác hại nào, vì vậy, các nàng hoàn toàn yên tâm sử dụng nhé.
Bạn nên dùng HA trước khi sử dụng Zinc để làm mềm da, như một dẫn xuất giúp mở đường để Zinc hoạt động tốt hơn trên da. Combo HA và Zinc sẽ giúp giảm kích ứng, giảm đỏ rát cho các bạn mới bắt đầu rất hiệu quả. Hoặc có thể dùng Zinc kẹp giữa hai bước HA với nhau, để vừa dưỡng ẩm vừa trị mụn cho làn da.
KHÔNG NÊN kết hợp Zinc với các thành phần nào?
Zinc C rất dễ dùng trong mỹ phẩm đường bôi thoa. Tuy nhiên đối với đường uống, nên tránh dùng kẽm cùng lúc với sắt, Canxi sẽ cản trở sự hấp thu Zinc, tốt nhất nên uống cách nhau 2-3 giờ để đảm bảo hiệu quả.
Những lưu ý và thắc mắc khi sử dụng Zinc
Thời gian tốt nhất để uống kẽm?
Dùng Zinc trước bữa ăn 30 phút hay 60 phút là tốt nhất, hoặc có thể dùng sau ăn 2 giờ và nên uống buổi sáng. Đồng thời, vì Zinc có một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, không nên uống Zinc khi bụng đang đói và những người bị rối loạn tiêu hóa nên dùng Zinc cùng lúc với bữa ăn.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu kẽm?
- Giảm cân không có nguyên nhân
- Vết thương lâu lành
- Giảm khứu và vị giác
- Tiêu chảy
- Rụng tóc
- Tiểu đường, xơ vữa động mạch
- Loét miệng
Khi cơ thể có những triệu chứng cũng như mắc các bệnh như trên, cần nghi ngờ bạn đã bị thiếu hụt lượng kẽm cần thiết trong cơ thể. Nên hãy mau chóng đến bệnh viện để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ có chuyên môn để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời.
Dùng Zinc bị kích ứng phải làm sao?
Khi sử dụng Zinc đường bôi ngoài da, bạn vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng kích ứng khó chịu mặc dù đã tìm hiểu thông tin kỹ càng trước đó, khi gặp trường hợp kích ứng, tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm. Thay vì đường bôi tại chỗ, bạn có thể cung cấp Zinc qua con đường khác, ví dụ bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu Zinc , dùng viên Zinc uống hay thực phẩm chức năng chứa kẽm để cải thiện làn da. Khi kích ứng nên giảm tần suất dùng Zinc, tăng cường các thành phần phục hồi da như: Panthenol, Niacinamide, Hyaluronic Acid,…
Lời kết
Zinc hiện tại đang được rất nhiều ngời quan tâm bởi những tác dụng thần kỳ của nó đối với sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lí, Zinc vẫn có thể để lại cho người dùng những hậu quả to lớn và lâu dài. Vì thế, bạn cần phải nắm rõ thông tin cũng như cách sử dụng đúng và hiệu quả dể tăng cường sức khỏe cũng như có một vẻ ngoài rạng rỡ bạn nhé.
- Zinc Pyrithione là gì? Lợi ích và cách chăm sóc tóc với Zinc Pyrithione giúp trị gàu hiệu quả
- Zinc là gì và cách điều trị mụn với dầu gội đầu có thành phần kẽm
Cảm ơn các bạn đã giành thời gian tìm hiểu bài viết của mình về Zinc. Hi vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn, để lại ý kiến đóng góp cho mình dưới phần bình luận nếu bạn có phần nào chưa rõ nhé. Đừng quên ghé thăm page hằng ngày để luôn cập nhật kiến thức thú vị và bổ ích nhé!
Bảng phân tích dựa trên các thành phần
Các thành phần | Zinc, Zinc Oxide, Zinc PCA, Zinc Gluconate, Zinc Lactat, Zinc Pyrithion, Zinc Chloride, Zinc ricinoleate |
Công dụng | Trị mụn, Điều trị cháy nắng, Chống nắng, Kiểm soát bã nhờn, Cấp ẩm, Chống ăn mòn |
Điểm CIR |
|
Điểm EWG |
|
Loại da phù hợp | Da dầu, Da mụn, Da hỗn hợp thiên dầu, Da nhạy cảm |
Tác dụng phụ của thành phần | Độc tính sinh thái, Có khả năng phát triển độc tính |